Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá?

Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá? Cam kết áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như thế nào?

Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định xác định hàng hóa bị phá giá khi nhập khẩu vào Việt nam như sau:

Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Như vậy, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá khi giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

Ngoài ra, theo Điều 17 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau đây:

- Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;

- Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường;

- Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ.

Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá?

Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá? (Hình từ Internet)

Cam kết áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
[...]
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
[...]

Như vậy, cam kết áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như sau:

- Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;

- Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Không được áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá vượt quá bao nhiêu giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam?

Theo khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
[...]

Như vậy, không được áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Nhập khẩu hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhập khẩu hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu xăng dầu thì có phải khai báo hóa chất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa theo loại hình e31 có phải nộp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có được kinh doanh nhập khẩu hàng hóa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mã ngành 8299 có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhập khẩu hàng hóa
Lê Nguyễn Minh Thy
32 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhập khẩu hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào