Công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa thì cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hay báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Xin hỏi: Công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa như đổ trụ, xây tường gạch và xây dựng thêm công trình nhỏ bên trong thì cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hay báo cáo kinh tế kỹ thuật?- Câu hỏi của anh Minh (Quảng Bình).

Công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa thì cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hay báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định công trình xây dựng như sau:

Phân loại dự án đầu tư xây dựng
...
3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
c) Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí thiết bị) dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Như vậy, công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa như đổ trụ, xây tường gạch và xây dựng thêm một số công trình nhỏ bên trong nếu có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, nếu người quyết định đầu tư có yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng.

Công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa như đổ trụ, xây tường gạch và xây dựng thêm công trình nhỏ bên trong thì cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hay báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Công trình xây dựng cải tạo, sữa chữa thì cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hay báo cáo kinh tế kỹ thuật? (Hình từ Internet)

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm những nội dung gì?

Tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014 được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng như sau:

- Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

+ Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

+ Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

- Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

+ Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 54 Luật Xây dựng 2014 còn phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có).

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình.

+ Các nội dung khác có liên quan.

Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện đối với toàn bộ dự án khi dự án có phân kỳ đầu tư phải đảm bảo yêu cầu gì?

Tại Điều 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng như sau:

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
...
3. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện đối với toàn bộ dự án hoặc từng dự án thành phần, từng giai đoạn thực hiện của dự án (đối với một hoặc một số công trình thuộc dự án) khi dự án có phân kỳ đầu tư nhưng phải bảo đảm phù hợp với quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án thành phần hoặc theo giai đoạn phải thể hiện được các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bảo đảm yêu cầu đồng bộ của toàn dự án.

Như vậy, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện đối với toàn bộ dự án khi dự án có phân kỳ đầu tư phải đảm bảo yêu cầu:

- Phù hợp với quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án thành phần hoặc theo giai đoạn phải thể hiện được các nội dung quy định và bảo đảm yêu cầu đồng bộ của toàn dự án.

Trân trọng!

Công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng báo giá thi công xây dựng chuyên nghiệp, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ huy trưởng công trình xây dựng là gì? Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Được phép xây dựng công trình tạm trong trường hợp nào? Xây công trình tạm có phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào buộc phải cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư có được quyền chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng trước khi phá dỡ công trình mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhật ký thi công file Word mới nhất năm 2024? Nhật ký thi công công trình do ai lập? Có nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhật ký thi công đánh máy hay viết tay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình xây dựng
Lương Thị Tâm Như
3,675 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công trình xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào