Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất năm 2023?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất năm 2023?
Căn cứ theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương); Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non, phổ thông và Trường phổ thông nhiều cấp học công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định 1452/QĐ-GDĐT-TC năm 2018.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non bao gồm các nội dung như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung:
STT | Tiêu chuẩn | Nội dung |
1 | Phẩm chất chính trị | - Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Thực hiện hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công việc được giao. - Làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Có ý thức tổ chức kỷ luật. - Có tinh thần tự phê bình và phê bình. - Đoàn kết, dân chủ, gương mẫu về đạo đức, lối sống. |
2 | Năng lực công tác. | - Có khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Có khả năng hoạch định chiến lược trong lĩnh vực được phân công phụ trách. - Có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. - Có năng lực thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, đơn vị |
3 | Trình độ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý trường học hoặc quản lý giáo dục theo bậc học. - Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. - Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. - Chứng nhận hoàn thành chương trình lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. |
(2) Tiêu chuẩn cụ thể:
- Hiệu trưởng trường Mầm non phải có ít nhất 03 năm giữ chức vụ Phó Trưởng đơn vị thuộc cấp học tương ứng, kể cả giáo dục nghề nghiệp.
- Trường hợp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương) thuộc Sở GD&ĐT được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non thì phải có thời gian giảng dạy ít nhất 05 năm tại cấp học đó.
*Lưu ý: Các tiêu chuẩn về bổ nhiệm Hiệu trưởng trường mầm non được áp dụng đối với các trường mầm non công lập thuộc Sở GD&ĐT của TP.HCM. Các nơi khác có thể tham khảo để hướng dẫn quy định sao cho phù hợp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet).
Hiệu trưởng trường mầm non do ai bổ nhiệm?
Theo quy định điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hiệu trưởng trường mầm non như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
......
Như vậy, hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm.
- Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.
- Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường mầm non là 05 năm. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Quyền hạn hiệu trưởng trường mầm non như thế nào?
Tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, hiệu trường trường mầm non có những quyền hạn như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học;
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường;
- Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.
- Đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng.
- Tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?