Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 như thế nào? Chu kỳ đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng thực hiện ra sao?

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng là tài liệu quan trọng để lưu trữ hồ sơ cán bộ của hiệu trưởng. Biên bản ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng trên các mặt:

- Chuyên môn: Hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường; thực hiện các chương trình, kế hoạch giáo dục; công tác bồi dưỡng giáo viên;...

- Đạo đức, lối sống: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của hiệu trưởng.

- Năng lực: Khả năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành nhà trường;...

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, từ đó đề xuất xếp loại hiệu trưởng.

Có thể tham khảo Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 thông dụng, chi tiết dưới đây:

Tải Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024

Tại đây

Lưu ý: Biên bản được lập dựa trên Quy định chuẩn hiệu trưởng giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐ, Công văn 430/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2010 nhằm xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của hiệu trưởng theo quy định của chuẩn hiệu trưởng.

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?

Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết? (Hình từ Internet)

Chu kỳ đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng như sau:

Điều 11. Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Chu kỳ đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;
b) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
2. Thẩm quyền đánh giá
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh;
c) Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc;
d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.

Như vậy, chu kỳ đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện như sau:

- Hiệu trưởng tự đánh giá: theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

- Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng: theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.

Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng là gì?

Căn cứ Điều 2 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng
1. Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
...

Như vậy, mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng nhằm:

- Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

- Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường

Trân trọng!

Hiệu trưởng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hiệu trưởng
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông nào được bổ nhiệm 3 phó hiệu trưởng từ 01/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm của Hiệu trưởng trường đại học công lập từ ngày 15/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Để trở thành hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường THPT được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Hiền
1,565 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hiệu trưởng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào