Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm mới nhất 2023?
Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm?
Dưới đây là mẫu đơn xin hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Tải về, mẫu đơn xin hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm tại đây
Các trường hợp phải hoãn phiên tòa sơ thẩm trong vụ án dân sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa như sau:
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa
1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy, các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm gồm có:
- Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi
- Thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
- Thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi
- Sự vắng mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có đơn xin hoãn phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử quyết định tạm hoãn.
- Sự có mặt của người làm chứng
- Người giám định vắng mặt, người phiên dịch vắng mặt.
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa như sau:
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa
1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá 01 tháng.
Trường hợp đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng dân sư tại phiên tòa sơ thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng như sau:
Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
2. Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng được quy định như sau:
- Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
- Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?