Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024?
- Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024?
- Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự thì có phải hoãn phiên tòa không?
- Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự do người làm chứng vắng mặt tối đa là bao lâu?
- Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự phải có chữ ký của ai?
Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024?
Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024 được áp dụng theo Mẫu số 48-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Dưới đây là mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024:
Tải về mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024:
Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự thì có phải hoãn phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 229 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 229. Sự có mặt của người làm chứng
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Theo quy định này, người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mà trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và chủ toạ phiên tòa có trách nhiệm công bố lời khai đó.
Trường hợp xét thấy việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự do người làm chứng vắng mặt tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 233. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa
1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
2. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
3. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Theo đó, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự do người làm chứng vắng mặt tối đa là 01 tháng.
Còn đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm hoãn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự phải có chữ ký của ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 236. Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;
b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.
4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Vì vậy, biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự cần phải có chữ ký của chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?