Đổi Căn cước công dân phải đổi sổ bảo hiểm xã hội?

Cho hỏi: Đổi Căn cước công dân phải đổi sổ bảo hiểm xã hội? Câu hỏi của chú Thắng (Cần Thơ)

Đổi Căn cước công dân phải đổi sổ bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT khi:

- Sổ bảo hiểm xã hội mất, hỏng.

- Sổ bảo hiểm xã hội có sự thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.

Đồng thời, Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 hướng dẫn về sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và Căn cước công dân do bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có nêu như sau:

Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.

Với những quy định này có thể khẳng định, người lao động đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân không phải đổi sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, thực tế số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quan trọng để quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cho nên, người lao động nên cập nhật lại số CCCD trên sổ BHXH để tạo sự thống nhất trên hệ thống cơ sở dữ liệu trên toàn quốc và thuận tiện trong việc giải quyết các chế độ BHXH.

Đổi Căn cước công dân phải đổi sổ bảo hiểm xã hội?

Đổi Căn cước công dân phải đổi sổ bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

Công dân không phải nộp lệ phí làm thẻ căn cước công dân trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí:

Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí
...
2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí
a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
c) Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Như vậy, công dân không phải nộp lệ phí làm thẻ Căn cước công dân trong trường hợp sau đây:

- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu.

- Đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:

+ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi theo quy định phải đổi thẻ Căn cước công dân.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.

Thẻ Căn cước công dân được đổi trong trường hợp nào?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì thẻ Căn cước công dân được đổi trong trường hợp sau đây:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014.

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Trân trọng!

Căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được sử dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Số định danh có giữ nguyên khi đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ trọ có được giữ bản gốc căn cước công dân của người thuê không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng VNeID có thể thay thế Căn cước công dân được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến giảm 50% lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước công dân hết hạn đi đổi ở đâu? Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi làm căn cước công dân mặc gì? Có được trang điểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
Nguyễn Trần Cao Kỵ
305 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Căn cước công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào