Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 41 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu
1. Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
2. Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Như vậy, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm:
- Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
- Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thực phẩm thủy sản xuất khẩu bị thu hồi?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
....
Như vậy, thực phẩm xuất khẩu thủy sản phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Thực phẩm thủy sản xuất khẩu không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
....
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
....
Như vậy, theo quy định thì thực phẩm thủy sản xuất khẩu không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
- Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
- Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Theo đó thì các thực phẩm không bảo đảm an toàn sẽ được xử lý theo các hình thức như sau:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
- Chuyển mục đích sử dụng;
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?