Bán phá giá thị trường có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?

Cho tôi hỏi việc bán phá giá thị trường có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Câu hỏi của anh Khanh - Huế

Bán phá giá là gì?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm bán phá giá. Tuy nhiên có thể hiểu bán phá giá là một thuật ngữ cơ bản của thương mại quốc tế.

Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh.

Căn cứ khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chống bán phá giá như sau:

Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
...

Theo đó, bán phá giá thường được dùng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà giá cả khi nhập vào thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường.

Bán phá giá thị trường có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? (Hình từ Internet)

Bán phá giá thị trường có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
...
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
...

Theo đó, để xác định việc bán hàng hoá thấp hơn giá thành bình thường có phải là cạnh tranh không lành mạnh không thì cần phải xem xét mục đích mà doanh nghiệp đó hạ giá thành để bán hàng.

Việc giảm giá thành sản phẩm xuống thấp sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu mục đích của việc giảm giá thành sản phẩm xuống thấp là để loại bỏ các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa đó.

Hạ giá sản phẩm nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ như sau:

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời căn cứ tại khoản 5, 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh như sau:

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...

Theo đó, đối với hành vi hạ giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền như sau:

- Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng cho trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tổ chức, từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với cá nhân;

- Từ 1.600.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng cho trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đối với tổ chức, từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng cho cá nhân vi phạm

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào