Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi buôn lậu thuốc lá có được Tòa án xóa án tích không?
Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
Theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
Theo điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;
Theo điểm b khoản 5 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
Theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
Theo điểm b khoản 7 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
Theo điểm b khoản 8 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;
Theo đó, mức phạt tiền dành cho cá nhân có hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng ;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng ;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu thuốc lá do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi buôn lậu thuốc lá có được Tòa án xóa án tích không? (Hình từ internet)
Hành vi buôn lậu thuốc lá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội buôn lậu như sau:
Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người buôn lậu thuốc lá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
Phạm tội buôn lậu thuốc lá có được Tòa án xóa án tích không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, tội buôn lậu thuốc lá thuộc các tội được quy định tại Chương XVIII, sau khi chấp hành xong hình phạt chính, sau khi thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện sau thì được xóa án tích:
Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?