Thủ tục chuyển đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau
....
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã tự nguyện buộc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Thủ tục chuyển đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? (Hình từ Internet).
Trường hợp nào được chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, người lao động chỉ được chuyển sang bảo hiểm xã hội tự nguyện khi không còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nếu vẫn đang thuộc các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cho dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính hưởng lương hưu.
Thủ tục chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thế nào?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .
Người lao động có thể tự tải về và điền hoặc đến nơi nộp hồ sơ xin mẫu này rồi điền.
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền bảo hiểm xã hội.
Nơi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mình cư trú.
Người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần,…
Mức đóng hằng tháng = 22% x mức thu nhập mà người lao động chọn - số tiền nhà nước hỗ trợ đóng
Người lao động trước đó tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội nên khi chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp tục ghi nhận thời gian đóng tại chính sổ bảo hiểm xã hội đã cấp.
Quyền lợi có bị ảnh hưởng khi chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện không?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện cùng do Nhà nước tổ chức, nhưng giữa 02 loại bảo hiểm này sẽ có những sự khác biệt nhất định. Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, có thể thấy:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có 02 chế độ: hưu trí và tử tuất, trong khi các chế độ của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Như vậy, khi chuyển từ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động sẽ giảm bớt chế độ hưởng.
Nhưng việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi NLĐ nghỉ việc sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người lao động có chỗ dựa kinh tế khi về già là lương hưu. Bởi thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cộng nối tiếp vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng hương lưu và chế độ tử tuất.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
....
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Do đó, trong trường hợp chuyển đóng từ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện, người lao động sẽ không còn được hưởng chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng lại được cộng nối thời gian để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?