Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bị thu hồi trong trường hợp nào và hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ bao gồm những gì?
Những trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh?
Tại khoản 1 Điều 29 Luật Khám, chữa bệnh 2009 quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề như sau:
Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
...
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp sau thì chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh sẽ bị thu hồi:
- Cấp sai thẩm quyền;
- Chứng chỉ có nội dung trái pháp luật;
- Người hành nghề không hành nghề trong 02 năm liên tiếp;
- Người hành nghề có sai sót gây hậu quả nghiêm trọng;
- Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa 02 năm liên tiếp;
- Sức khỏe của người hành nghề không bảo đảm;
- Thuộc trường hợp sau:
+ Đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh;
+ Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bị thu hồi trong trường hợp nào và hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ bao gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh gồm những gì?
Về hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề được quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam hoặc theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định này đối với người Việt Nam; các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Để nộp hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chứng chỉ cấp không đúng thẩm quyền và chứng chỉ có nội dung trái pháp luật thì cần những thứ sau:
- Đơn đề nghị theo Mẫu 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Tải về mẫu đơn 08 tại đây.
- Hai ảnh 4x6 nền trắng chụp trong vòng 6 tháng;
Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp người hành nghề là người Việt Nam không hành nghề trong 02 năm liên tiếp; có sai sót gây hậu quả nghiêm trọng; không cập nhật kiến thức y khoa 02 năm liên tiếp; sức khỏe không bảo đảm hoặc trong thời gian không được hành nghề theo quy định của pháp luật gồm::
- Đơn đề nghị theo Mẫu 09 Phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP dựa theo quốc tịch người hành nghề;
Tải về mẫu đơn 09 tại đây.
- Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn
- Văn bằng cử nhân các chuyên ngành kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo đúng quy định pháp luật;
- Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền theo quy định pháp luật
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định pháp luật;
- Sơ yếu lý lịch tự thuật
- Hai ảnh màu 4x6 được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng
Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp người hành nghề là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không hành nghề trong 02 năm liên tiếp; có sai sót gây hậu quả nghiêm trọng; không cập nhật kiến thức y khoa 02 năm liên tiếp; sức khỏe không bảo đảm hoặc trong thời gian không được hành nghề theo quy định của pháp luật gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Tải về mẫu đơn 10 tại đây.
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với đối tượng hành nghề;
- Bản sao hợp lệ giấy phép lao động;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo, Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch, Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng hoặc Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh đối với người nước ngoài không dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để khám và chữa bệnh.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Lý lịch tư pháp;
- Hai ảnh màu 4x6 được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng
Thực hiện khám, chữa bệnh khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt khi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
...
Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người một người hành nghề thực hiện khám, chữa bệnh trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?