Đối thoại định kỳ có được tiến hành khi người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không?

Xin hỏi: Đối thoại định kỳ có được tiến hành khi người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không?- Câu hỏi của anh Kiên (Bình Dương).

Đối thoại định kỳ có được tiến hành khi người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không?

Tại Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như sau:

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
...
4. Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không tiến hành đối thoại định kỳ.

Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi đảm bảo:

- Bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;

- Bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện.

Đối thoại định kỳ có được tiến hành khi người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không?

Đối thoại định kỳ có được tiến hành khi người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động vắng mặt không? (Hình từ Internet)

Số lượng, thành phần đại diện cho người sử dụng lao động phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu người khi tham gia đối thoại?

Tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về số lượng, thành phần tham gia đối thoại như sau:

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Bên người sử dụng lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
...

Như vậy, khi tham gia đối thoại, số lượng, thành phần đại diện cho người sử dụng lao động phải đảm bảo tối thiểu 03 người. Trong đó có bao gồm người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động.

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên phải đảm bảo điều kiện gì?

Tại Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên như sau:

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Như vậy, tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên phải đảm bảo điều kiện bao gồm:

- Đối với bên người sử dụng lao động:

Nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động

- Đối với bên người lao động:

Nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại.

Trân trọng!

Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi đáp ứng điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi trả chi phí đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động sa thải lao động nữ mang thai trái luật có buộc phải nhận trở lại làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có phải cung cấp bảng lương cho người lao động sau khi họ nghỉ việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải gửi thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc đến cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người sử dụng lao động
Lương Thị Tâm Như
312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người sử dụng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào