Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái phép?
Công ty có được đuổi việc người lao động đang nghỉ thai sản?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy đinh về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
[...]
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
[...]
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
[...]
Theo đó căn cứ theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy đinh về bảo về thai sản
Điều 137. Bảo vệ thai sản
[...]
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
[...]
Như vậy, công ty không được đuổi việc người lao động đang nghỉ thai sản. Việc sa thải lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản là hành vi vi phạm pháp luật.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái phép? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái phép?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái pháp luật thì bắt buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
Ngoài ra người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Sa thải lao động vì lý do nghỉ thai sản doanh nghiệp có bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy đinh về mức xủ phạt đối với hành vi sa thải lao đông vì lý do nghỉ thay sản như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...]
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
[...]
Như vậy, sa thải lao động vì lý do nghỉ thai sản doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với doanh nghiệp sa thải lao động vì lý do nghỉ thai sản sẽ có mức xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?