Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?

Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước? Các hình thức phản ánh là gì? Anh Quân - Gia Lai

Như thế nào là quy định hành chính?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP có quy định về quy định hành chính như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
1. Quy định hành chính là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, có thể hiểu quy định hành chính là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP có quy định về phản ánh như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
...

Và tại Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP có quy định về nội dung phản ánh, kiến nghị như sau:

Nội dung phản ánh, kiến nghị
1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
3. Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
4. Quy định hành chính không hợp pháp.
5. Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
6. Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
7. Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Theo đó, những vấn đề liên quan đến quy định hành chính mà cá nhân, tổ chức được phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước là những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, cụ thể:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.

- Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.

- Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.

- Quy định hành chính không hợp pháp.

- Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

- Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

- Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các vấn đề nêu trên

- Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?

Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước? (Hình từ Internet)

Tổ chức cá nhân có thể phản ánh quy định hành chính bằng những hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP có quy định về hình thức phản ánh, kiến nghị như sau:

Hình thức phản ánh, kiến nghị
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
1. Văn bản.
2. Điện thoại.
3. Phiếu lấy ý kiến.

Như vậy, tổ chức cá nhân có thể phản ánh quy định hành chính bằng 03 hình thức sau:

- Văn bản.

- Điện thoại.

- Phiếu lấy ý kiến.

Trân trọng!

Cơ quan hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân vào cơ quan hành chính Nhà nước có mất tiền gửi xe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lái xe trong cơ quan hành chính được chi trả lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giao quyền/phụ trách khi chưa có người đứng đầu trong cơ quan của Bộ Công Thương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan hành chính
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
486 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào