Để được xem xét bao thanh toán khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu cần phải đáp ứng điều kiện nào?
Như thế nào là bao thanh toán?
Căn cứ tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về bao thanh toán như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Bao thanh toán bên bán hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu của khách hàng là bên bán hàng thông qua việc ứng trước tiền để được nhận quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản phải thu theo thỏa thuận.
10. Bao thanh toán bên mua hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải trả của khách hàng là bên mua hàng thông qua việc ứng trước tiền thanh toán cho bên bán hàng và được khách hàng hoàn trả tiền ứng trước, lãi và phí theo thỏa thuận.
...
Như vậy, bao thanh toán là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải trả hoặc phải thu của khách hàng là bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc ứng trước tiền cho bên bán hoặc bên mua hàng để được:
- Nhận quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản phải thu đối với bao thanh toán bên bán hàng; hoặc
- Ứng trước tiền thanh toán cho bên bán hàng và được khách hàng hoàn trả tiền ứng trước, lãi và phí theo thỏa thuận
Khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu cần phải đáp ứng điều kiện nào để được xem xét bao thanh toán?
Theo điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về điều kiện bao thanh toán đối với khách hàng là người không cư trú như sau:
Điều kiện bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán xem xét, quyết định bao thanh toán khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đối với khách hàng là người cư trú
a) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
c) Nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích hợp pháp và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh;
d) Có khả năng tài chính để trả nợ;
đ) Có phương án sử dụng vốn khả thi.
2. Đối với khách hàng là người không cư trú
a) Khách hàng là tổ chức;
b) Các điều kiện quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản này và một trong các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
(ii) 100% giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng ký quỹ, được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.
Theo đó, khách hàng là người không cư trú thuộc trường hợp là bên nhập khẩu muốn được xem xét bao thanh toán thì phải là tổ chức có những điều kiện sau:
- Có nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích hợp pháp và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức phải có khả năng tài chính để trả nợ và có phương án sử dụng vốn khả thi. Ngoài ra còn đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
+ 100% giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng ký quỹ, được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.
Khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu cần phải đáp ứng điều kiện nào để được xem xét bao thanh toán? (Hình từ Internet)
Khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu được sử dụng đồng tiền bao thanh toán nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về đồng tiền bao thanh toán, trả nợ như sau:
Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ
1. Đồng tiền bao thanh toán là đồng Việt Nam, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Đơn vị bao thanh toán chỉ được bao thanh toán bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là người không cư trú khi khách hàng sử dụng tiền bao thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khách hàng là người không cư trú; hoặc
b) Khách hàng là người cư trú đáp ứng được yêu cầu sau đây:
(i) Khách hàng là bên bán hàng sử dụng tiền bao thanh toán để thanh toán, chi trả cho các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật; hoặc
(ii) Khách hàng là bên mua hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán; hoặc
(iii) Khách hàng là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
3. Đồng tiền trả nợ, trả lãi bao thanh toán là đồng tiền bao thanh toán.
Theo đó, khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu được sử dụng đồng tiền là đồng Việt Nam khi khách hàng sử dụng tiền bao thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Khách hàng không cư trú là bên nhập khẩu được đơn vị bao thanh toán xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?