|
Chủ Đề Văn Bản
Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn cần biết
Luật Quản lý ngoại thương quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Mục
lục bài viết
1. Các biện pháp hành chính về quản lý ngoại thương
a) Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Mục 1 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017)
- Cấm xuất khẩu (nhập khẩu) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và ngược lại.
- Tạm ngừng xuất khẩu (nhập khẩu) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định và ngược lại.
Hạn chế xuất khẩu (nhập khẩu) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu), cửa khẩu xuất khẩu (nhập khẩu) hàng hóa, quyền xuất khẩu (nhập khẩu) hàng hóa của thương nhân.
c) Quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (Mục 3 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017)
- Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
f) Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương khác
Theo Mục 6 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017 Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương khác, bao gồm:
- Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu
- Quá cảnh hàng hóa
- Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
- Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
g) Hoạt động ngoại thương với các nước có chung biên giới (Hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP)
h) Quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng (Mục 8 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn (Hình từ Internet)
2. Các biện pháp phòng vệ thương mại trong Luật Quản lý ngoại thương
Theo Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
a) Biện pháp chống bán phá giá
Theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chống bán phá giá, như sau:
- Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
- Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm: Áp dụng thuế chống bán phá giá. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
b) Biện pháp chống trợ cấp
Theo Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chống trợ cấp, như sau:
- Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm: Áp dụng thuế chống trợ cấp; Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu và Các biện pháp chống trợ cấp khác.
c) Biện pháp tự vệ
Theo Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tự vệ, như sau:
- Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
- Các biện pháp tự vệ bao gồm: Áp dụng thuế tự vệ; Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; Áp dụng hạn ngạch thuế quan; Cấp giấy phép nhập khẩu và Các biện pháp tự vệ khác.
3. Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn
1
Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 09/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chú ý các Điều khoản sau tại Nghị định này, bao gồm:
Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh
Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
2
Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể được quy định như sau:
- Chương II quy định điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Chương III quy định về điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ
- Chương IV quy định về rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Chương V quy định về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- Chương VI quy định về xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của việt nam
3
Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới
Nghị định 14/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/01/2018 quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới; các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa quy định trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.
Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là công dân Việt Nam có nơi thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
4
Nghị định 122/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động thương mại biên giới
Nghị định 122/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2024 sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP, đơn cử như sửa đổi, bổ sung các điều khoản sau:
Điều 4. Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới
Điều 4a. Tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới
Điều 16. Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới
Điều 21. Xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam
Điều 22. Xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới
5
Nghị định 28/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương
Nghị định 28/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định Điều 3 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương, bao gồm:
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
6
Nghị định 14/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương
Nghị định 14/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/03/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định 28/2018/NĐ-CP gồm các Điều khoản liên quan đến Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và thay thế các biểu mẫu
7
Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Nghị định 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/03/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này.
Theo Điều 6 Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.
8
Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về:
- Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
9
Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Thông tư 12/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/06/2018 quy định:
- Chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã số hàng hóa (mã HS) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
- Chi tiết Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo mã HS.
- Các mẫu đơn, mẫu báo cáo, biểu mẫu và cơ quan cấp giấy phép của Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
10
Thông tư 05/2024/TT-BCT quy định về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Thông tư 05/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 13/05/2024 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite.
11
Thông tư 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu do Bộ Công Thương ban hành
Thông tư 18/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu. Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
12
Thông tư 11/2018/TT-BTTTT về công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Thông tư 11/2018/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 30/11/2018 công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS tại Phụ lục kèm theo.
13
Thông tư 38/2018/TT-NHNN quy định về nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư 38/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 08/02/2019 quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) theo phương thức chỉ định thương nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Trong đó Danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
|
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|