Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu?

Tôi muốn hỏi: Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu? Hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu bao gồm những gì? - Câu hỏi của anh Trọng Tấn (Tp.HCM).

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu?

Tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP, khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP có quy định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu bao gồm:

- Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

- Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

- Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại;

- Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

- Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;

- Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam;

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

- Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;

Nguyên liệu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, lưu thông trên thị trường trong trường hợp hàng hóa đã được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (trừ nguyên liệu nhập khẩu để sử dụng sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và phụ tùng, linh kiện, tổng thành, hệ thống của phương tiện giao thông thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2).

- Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

- Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu?

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu bao gồm những gì?

Tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP có quy định về áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu như sau:

Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường
...
8. Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm.
b) Hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra gồm:
- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
- Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.
c) Người nhập khẩu khi có nhu cầu miễn giảm kiểm tra lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra, gửi về cơ quan kiểm tra, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các tài liệu quy định tại điểm b khoản này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, người nhập khẩu phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu) các tài liệu quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu bao gồm:

- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.

- Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.

Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng;

Bước 2: Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;

Bước 3: Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;

- Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan;

Bước 5: Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra.

Trân trọng!

Nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lượng tạm nhập khẩu miễn thuế đối với xe ô tô, xe máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi tại Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những người nào được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô vào Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan bị mất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Danh mục giống vật nuôi cần thiết nhập khẩu áp dụng từ ngày 02/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nào được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu %?
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu nước giặt, nước rửa chén, nước rửa rau quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Hiệp định CPTPP như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng mã loại hình A11 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhập khẩu
Lương Thị Tâm Như
5,741 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào