Đơn vị tư vấn thiết kế có cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thi công?
- Đơn vị tư vấn thiết kế có cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thi công?
- Trong trường hợp nào công ty bảo hiểm sẽ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng?
- Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian thi công được xác định như thế nào?
Đơn vị tư vấn thiết kế có cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thi công?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 50/2022/TT-BTC có quy định về đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:
Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
Tại Điều 18 Thông tư 50/2022/TT-BTC có quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng như sau:
Trách nhiệm mua bảo hiểm
Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Như vậy, đơn vị tư vấn thiết kế phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thi công.
Đơn vị tư vấn thiết kế có cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thi công? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào công ty bảo hiểm sẽ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng?
Tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 50/2022/TT-BTC có quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng như sau:
Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
c) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
d) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
đ) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
e) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
g) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Như vậy, công ty bảo hiểm sẽ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng trong trường hợp:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung cho 07 tổn thất tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC.
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
- Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường;
Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm.
- Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác.
Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm.
- Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
- Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian thi công được xác định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP có quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
3. Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.
4. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian thi công được xác định từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng
Trong đó, thời gian xây dựng sẽ căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?