Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức?
- Việc tạo lập dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
- Việc phê duyệt dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện khi nào?
- Dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được khai thác như thế nào?
Việc tạo lập dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước Thông tư 06/2023/TT-BNV, việc tạo lập dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương tạo lập tài khoản cá nhân cho cán bộ, công chức, viên chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhập liệu vào Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
Bước 2: Cá nhân cán bộ, công chức, viên chức truy cập vào tài khoản cá nhân đã được cấp để nhập thông tin của mình vào Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương;
Thông tin phải đầy đủ, thống nhất định dạng kỹ thuật, phản ánh đầy đủ, chính xác theo sơ yếu lý lịch đã được cấp có thẩm quyền quản lý xác nhận.
Tải về mẫu sơ yếu lý lịch: tại đây
Lưu ý: Đối với việc cập nhật thông tin, dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức do có thay đổi, hiệu chỉnh thì cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm cập nhật thông tin, dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương kèm theo bản số hóa của tài liệu đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.
Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý từ Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương lên Cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Việc phê duyệt dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện khi nào?
Khoản 1 Điều 7 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định về việc phê duyệt dữ liệu như sau:
Phê duyệt dữ liệu
1. Trong vòng 05 ngày cuối từng tháng, người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
2. Đối với Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phê duyệt dữ liệu bảo đảm phù hợp với quy định tại Quy chế này và việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định.
Theo quy định nêu trên, việc phê duyệt dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện trong vòng 05 ngày cuối từng tháng,
Người có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phê duyệt bằng ký số tại Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)
Dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được khai thác như thế nào?
Điều 8 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định về khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Khai thác cơ sở dữ liệu
1. Bộ Nội vụ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia để tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khai thác thông tin theo quy định tại Quy chế này.
2. Bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng dữ liệu tổng hợp, phân tích chung, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của bộ, ngành, địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia; các dữ liệu này được chia sẻ mặc định từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
4. Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
Theo quy định nêu trên, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được khai thác như sau:
- Bộ Nội vụ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia để:
+ Tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức khai thác thông tin.
- Bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng dữ liệu để:
+ Tổng hợp, phân tích chung, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức của bộ, ngành, địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia;
Các dữ liệu này được chia sẻ mặc định từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?