Những người nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Những ai có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh?

Cho anh hỏi những người nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Những ai có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh? Câu hỏi của anh Đạt (Đắk Lắk)

Những người nào bị tạm hoãn xuất cảnh?

Theo Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có những người bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.

- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Những người nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Những ai có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh?

Những người nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Những ai có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh? (Hình từ Internet)

Những ai có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh?

Tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về tạm hoãn xuất cảnh như sau:

Tạm hoãn xuất cảnh
...
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
...

Tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Như vậy, những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh được hủy bỏ trong trường hợp nào?

Tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh được hủy bỏ trong trường hợp sau:

- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Trân trọng!

Tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm hoãn xuất cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa xóa án tích có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất cá nhân nợ thuế 10 triệu bị tạm hoãn xuất cảnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc gia hạn tạm hoãn xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 01/XC thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang bị xử phạt vi phạm hành chính thì có được xuất cảnh ra nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân Việt Nam được phép xuất cảnh khi nào? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm hoãn xuất cảnh
1,057 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào