Viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì viên chức có cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Xin hỏi: Viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì viên chức cần chuẩn bị giấy tờ không?- Câu hỏi của chị Hà (Quảng Nam).

Viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì viên chức có cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định về giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động như sau:

Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
.....

Như vậy, viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi thì viên chức cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu đề nghị khám giám định trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của các giấy tờ như sau:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;

+ Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Giấy ra viện;

+ Sổ khám bệnh;

+ Phiếu khám bệnh;

+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;

+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định sức khỏe thuộc đối tượng thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

Viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì viên chức có cần làm đơn không?

Viên chức muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì viên chức có cần làm đơn không? (Hình từ Internet)

Để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì viên chức cần đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, viên chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc trường hợp:

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

- Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Tuổi nghỉ hưu hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

- Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi đối với:

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động;

+ Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trân trọng!

Viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức chuyển làm cán bộ xã sẽ được xếp lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào viên chức quản lý bị miễn nhiệm? Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào viên chức quản lý không được cho thôi giữ chức vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì có bị hủy kết quả tuyển dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức Khuyến nông viên có nhiệm vụ gì? Hệ số lương của viên chức Khuyến nông viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào phải kê khai phiếu bổ sung lý lịch viên chức? Hướng dẫn điền Phiếu bổ sung lý lịch viên chức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức công tác ở địa bàn nào được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tập sự là gì? Chế độ của viên chức tập sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức làm mất giấy chứng nhận Điều tra viên trong ngành kiểm sát nhân dân có bắt buộc phải giải trình bằng văn bản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
Lương Thị Tâm Như
794 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào