Năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, trả nợ công của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng?
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 của Chính phủ được quy định như thế nào?
Ngày 28/04/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023, năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, trả nợ công của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm:
- Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó:
+ Vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng,
+ Vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng.
- Vay về cho vay lại: khoảng 23.394 tỷ đồng.
Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ:
+ Phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ;
+ Vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
+ Vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó:
+ Trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng,
+ Trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng.
Năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, trả nợ công của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng? (Hình từ Internet)
Mục tiêu phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 là gì?
Khoản 1 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023 quy định về mục tiêu của việc phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 như sau:
Phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
a) Đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
b) Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp.
c) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài có mức ưu đãi cao như các nguồn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, hỗ trợ phòng chống biến đổi khí hậu.
...
Theo đó, mục tiêu của việc phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 là:
- Đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia;
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
- Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp.
- Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài có mức ưu đãi cao như các nguồn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, hỗ trợ phòng chống biến đổi khí hậu.
Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu trong Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 của Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023, mức bảo lãnh phát hành trái phiếu trong Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 của Chính phủ được quy định như sau:
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 21.851 tỷ đồng
(Bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm là 2.451 tỷ đồng cộng hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ tối đa 19.400 tỷ đồng).
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2023 nêu trên chưa bao gồm mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15.
- Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm là 5.327 tỷ đồng.
+ Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định 91/2018/NĐ-CP.
- Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2023 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?