Lợi ích phi vật chất trong tội nhận hối lộ là gì? Trường hợp nào phạm tội nhận hối lộ sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Lợi ích phi vật chất trong tội nhận hối lộ là gì?
Tại Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có quy định về các tình tiết là dấu hiện định tội như sau:
Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
1. “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại điểm a khoản 1 các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.
Trường hợp người có hành vi vi phạm đã bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật, sau đó lại bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự về chính hành vi này thì việc bị xử lý kỷ luật trước đó không bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, sau đó A lại bị xem xét khởi tố về chính hành vi tham ô này thì không được áp dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” đối với A.
2. “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự là trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 của một trong các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp ngoài tiền án nêu trên, người phạm tội còn có tiền án khác thì tiền án này được sử dụng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trừ trường hợp các tiền án đều đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó.
Ví dụ: Trước khi thực hiện hành vi phạm tội nhận hối lộ số tiền là 1.500.000 đồng, A đã có 02 tiền án, trong đó tiền án thứ nhất, A bị kết án về tội tham ô tài sản với số tiền chiếm đoạt là 5.000.000 đồng; tiền án thứ hai, A bị kết án về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng. Trường hợp này, tiền án thứ hai được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội đối với tội tham ô tài sản. Đối với tiền án thứ nhất, do trước đó đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng) nên không được tiếp tục sử dụng để xác định tái phạm.
3. “Lợi ích vật chất khác” quy định tại các điều 354, 358, 364 và 366 của Bộ luật Hình sự là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.
Ví dụ: Hối lộ bằng cách tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch, ...
4. “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các điều 354, 358, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là những lợi ích không phải lợi ích vật chất.
Ví dụ: Hối lộ bằng cách tặng thưởng, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục, ...
Theo đó, lợi ích phi vật chất trong tội nhận hối lội là những lợi ích không phải lợi ích vật chất. Điển hình như:
- Hối lộ bằng cách tặng thưởng,
- Đề xuất tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng;
- Bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi;
- Hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài;
- Hối lộ tình dục, ...
Lợi ích phi vật chất trong tội nhận hối lộ là gì? Trường hợp nào phạm tội nhận hối lộ sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Tại khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hình phạt với tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
Theo đó, người nào có hành vi nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù.
Hình phạt cụ thể sẽ do tòa án xét xử quyết định.
Trường hợp nào phạm tội nhận hối lộ sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về những tội không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Theo đó, trong trường hợp phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?