Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện?

Cho hỏi, phương tiện vận tải đường thủy thì có cần phải đăng kiểm không? Trường hợp nào thì phải đăng ký phương tiện, phương tiện thô sơ phải đăng ký không? Câu hỏi của anh Sơn - Quảng Ngãi

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về đăng kiểm phương tiện như sau:

Đăng kiểm phương tiện
1. Phương tiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Luật này thuộc diện đăng kiểm; chủ các loại phương tiện này phải thực hiện quy định sau đây:
a) Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
b) Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
...

Và khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện như sau:

Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, phương tiện vận tải đường thủy nội địa sau phải thực hiện đăng kiểm phương tiện:

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa

- Phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa.

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện?

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện? (Hình từ Internet)

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa thô sơ có phải thực hiện đăng ký phương tiện không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện như sau:

Điều kiện hoạt động của phương tiện
...
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
...

Căn cứ tại khoản 7 Điều 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định về đăng ký phương tiện như sau:

Đăng ký phương tiện
...
7. Miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
8. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.

Như vậy, phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc đối tượng được miễn đăng ký phương tiện.

Chủ phương tiện có phải khai báo đến cơ quan đã đăng ký phương tiện khi phương tiện vận tải đường thủy nội địa không còn khả năng phục hồi không?

Căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định về đăng ký phương tiện như sau:

Đăng ký phương tiện
...
4. Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.
...

Như vậy, chủ phương tiện phải khai báo để xóa tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện khi phương tiện không còn khả năng phục hồi.

Trân trọng!

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
3,795 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào