Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện nào?
- Người lái tàu, thuyển viên có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị cấm khi đang làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa?
- Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
...
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
...
Như vậy, thuyền viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam
- Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
Người lái tàu, thuyển viên có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị cấm khi đang làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
...
8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
...
Như vậy, người lái tàu, thuyển viên có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hì bị cấm khi đang làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa.
Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
...
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ côn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Như vậy, người lái tàu, thuyền viên khi đang làm việc vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị phạt tiền lên đến 35.000.000 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở
- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng
- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi, và
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?