Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1639/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hải Dương, quy mô 1.668,28 km2 gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện); 235 đơn vị hành chính cấp xã (47 phường, 178 xã và 10 thị trấn).
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Nam: Giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Tây: Giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên;
- Phía Đông: Giáp thành phố Hải Phòng.
Tỉnh Hải Dương có tọa độ địa lý từ 20°41’10” đến 21°14’20” vĩ độ Bắc, 106°07’20” đến 106°36’35” kinh độ Đông.
Theo đó, tỉnh Hải Dương có 02 thành phố (thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh), 01 thị xã (thị xã Kinh Môn) và 09 huyện (huyện Nam Sách, huyện Kim Thành, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện, huyện Bình Giang, huyện Cẩm Giàng).
Tỉnh Hải Dương giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Nam: Giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Tây: Giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Đông: Giáp thành phố Hải Phòng.
Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Hải Dương xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1639/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Hải Dương xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 đó là:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm.
+ GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng.
+ Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 62,7%; dịch vụ chiếm 24,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,1%;
+ Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582 nghìn tỷ đồng.
- Về xã hội:
+ Quy mô dân số đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm;
+ Tỷ trọng lao động theo ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ sẽ đạt lần lượt là 14,5% - 53,0% - 32,5%;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%;
+ Tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 2%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm;
+ Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%;
+ Tỷ lệ số giường bệnh/10.000 dân là 40,5 giường bệnh (không tính các trạm y tế cấp xã); số bác sĩ/vạn dân đạt 15 bác sĩ;
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng trên 55%; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động phi nông nghiệp.
Có mấy nhiệm vụ trọng tâm quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1639/QĐ-TTg năm 2023, có 06 nhiệm vụ trọng tâm quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Giải quyết hợp lý, hài hòa các mâu thuẫn, xung đột có tính chất liên ngành, liên tỉnh thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển và tích hợp các định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực, địa phương.
- Thực hiện chuyển đổi số toàn diện, tổng thể vào các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh; lấy kinh tế số là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho các ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, logistics, y tế, giáo dục…; chú trọng hoạt động của các cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Ban hành các cơ chế chính sách, giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
- Huy động nguồn lực, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hạ tầng mang tính liên kết nội tỉnh và liên kết vùng nhanh, thuận lợi và hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số.
- Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và hướng tới cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển đô thị theo hướng xanh, hiện đại, thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?