Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào?

Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào? Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025?

Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2079/QĐ-UBND năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định như sau:

I. MỞ ĐẦU
1. Khái quát về tỉnh Thanh Hóa.
- Thanh Hóa là tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với đường biên giới dài 213,6km giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào) ở phía Tây; phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km; phía Nam giáp Nghệ An với đường giáp ranh dài 160km; phía Bắc giáp 3 tỉnh gồm: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình với đường giáp ranh dài 175km. Tỉnh có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện miền núi (06 huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025).
[...]

Như vậy, tỉnh Thanh Hóa giáp với những tỉnh dưới đây:

- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).

- Phía Đông: giáp Biển Đông.

- Phía Nam: giáp tỉnh Nghệ An.

- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/17022025/tinh-thanh-hoa%20(3).jpg

Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025?

Cụ thể, căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022, giai đoạn 2021 - 2025, cả nước có 74 huyện nghèo, trong đó, tỉnh Thanh Hóa có 06 huyện nghèo, bao gồm:

- Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2030 đặt các chỉ tiêu dưới đây:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm duy trì ở mức 0,5 - 0,75%.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2025 chiếm dưới 30%; năm 2030 chiếm dưới 20%.

+ Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ; năm 2030 đạt 15 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 92%; năm 2030 đạt trên 95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%; năm 2030 đạt 80%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%, năm 2030 đạt 54,5%.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 98,5%; năm 2030 đạt 99,5%.

+ Phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 tại khu vực nông thôn đạt 90%, khu vực thành thị đạt 98%.

- Về quốc phòng an ninh: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn về an ninh xã hội hằng năm đạt 70% trở lên. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Chế độ pháp lý của quần đảo Hoàng Sa được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Buôn Mê Thuột trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bắc Giang được tái lập sau khi tách khỏi tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thị xã Bắc Giang được công nhận là Thành phố Bắc Giang vào ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác Hồ đã về thăm tỉnh Bắc Giang bao nhiêu lần kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hà Nội là đô thị loại mấy? Quy mô dân số bao nhiêu mới được lên đô thị loại đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
13 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa giới hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa giới hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào