Các trường hợp người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Hành vi không chăm sóc người cao tuổi thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định về ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi như sau:
Uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi
1. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.
Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người uỷ nhiệm.
3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thay đổi cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình.
Theo đó, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với điều kiện phải được người cao tuổi đồng ý.
Các trường hợp người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Hành vi không chăm sóc người cao tuổi thì bị phạt vi bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Các trường hợp người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, cụ thể như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
...
Như vậy, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
- Người cao tuổi thuộc diện sau:
+ Hộ nghèo.
+ Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Không có điều kiện sống ở cộng đồng
+ Đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi:
+ Thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+ Không thuộc diện: không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên:
+ Không thuộc diện: hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
+ Không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Hành vi không chăm sóc người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
...
Tại Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Như vậy, cá nhân có hành vi không chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tổ chức vi phạm hành chính về hành vi trên thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo trợ xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?