Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?

Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?

Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023.

Tại Mục 1 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 có quy định về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) như sau:

1. Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi):
...
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật như sau:
- Về tên gọi của Luật: Thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.
- Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 17 dự thảo Luật): Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
- Về cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (Điều 20 dự thảo Luật); về tích hợp thông tin (Điều 23 dự thảo Luật); về quy định chuyển tiếp (Điều 46 dự thảo Luật); ... cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, bảo đảm khả thi, tránh gây xung đột với pháp luật liên quan. Quy định trong luật những nội dung có tính ổn định, thống nhất cao; những nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Căn cước.

Như vậy, một trong những nội dung của dự án xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) là tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.

Sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp.

Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?

Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân? (Hình từ Internet)

Để hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng thì phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Tại Mục 2 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 có quy định về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Việc xây dựng dự án Luật này phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu, định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên.

- Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, cơ quan,,tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Đặt lợi ích chung của đất nước là mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật này; các quy định của Luật phải khắc phục được các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, góp phần khơi thông nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý vấn đề sở hữu chéo, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, xác định rõ vấn đề khó khăn, bất cập và nguyên nhân để đề xuất giải pháp hiệu lực, hiệu quả khắc phục các khó khăn, bất cập đó.

- Xây dựng các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, thu giữ tài sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng;

Quy định rõ thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quyết định việc cho vay đặc biệt, không quy định việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung này để phù hợp với tinh thần tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của Thành viên Chính phủ tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới;

Hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối.

Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.quan

- Tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân liên để hoàn thiện dự án Luật này theo quy định.

Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật này.

Sẽ cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ?

Tại Mục 5 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 có quy định về dự thảo Nghị quyết về một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Về dự thảo Nghị quyết về một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thủ tục theo quy định pháp luật để Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam về 03 chính sách như sau: (1) Thực hiện chủ trương cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở có đi có lại, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; (2) Nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 03 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; (3) Nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Giao Bộ trưởng Bộ Công an ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 về nội dung trên.

Như vậy, chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là sẽ cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ.

Giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở có đi có lại, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Trân trọng!

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD gắn chip là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
CCCD không gắn chíp còn có giá trị sử dụng nữa không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Có được dùng giấy tờ về căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp để để xác định quốc tịch Việt Nam không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian làm lại căn cước công dân của nhiều người tại sao lại khác nhau?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc chỉ được sử dụng Căn cước công dân để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếm đoạt, sử dụng thẻ CCCD của người khác có bị phạt hay không?
Hỏi đáp pháp luật
CCCD hết hạn có được dùng để làm thủ tục cấp lại hộ chiếu?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải mang chứng minh nhân dân, căn cước công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Lương Thị Tâm Như
22,129 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào