Cần Thơ là nơi triển khai tốt nhất công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong năm 2022?
- Cần Thơ là nơi triển khai tốt nhất công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong năm 2022?
- Tiêu chí xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương là gì?
- Quy trình đánh giá công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Cần Thơ là nơi triển khai tốt nhất công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong năm 2022?
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông báo 1996/TB-BNN-VP năm 2023 về Kết quả xếp hạng triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022 dựa trên Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương theo Quyết định 4070/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 do Bộ này ban hành.
Theo đó, tại bảng xếp hạng kèm theo Thông báo 1996/TB-BNN-VP năm 2023, thành phố Cần Thơ là địa phương triển khai tốt nhất công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong năm 2022 với số điểm 92,50 theo đánh giá của Hội đồng thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hai địa phương được đánh giá triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản xếp sau thành phố Cần Thơ là tỉnh Sóc Trăng và Hòa Bình với số điểm lần lượt là 91,00 điểm và 89,50 điểm.
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng là nhóm địa phương có thứ hạng thấp nhất được Hội đồng thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá ở mức triển khai đạt yêu cầu công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Kết quả xếp hạng trên được Hội đồng thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dựa trên hồ sơ tự đánh giá chấm điểm triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2022 của các địa phương.
Cần Thơ là nơi triển khai tốt nhất công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong năm 2022? (Hình từ Internet)
Tiêu chí xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương ban hành kèm theo Quyết định 4070/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 thì tiêu chí đánh giá, xếp hạng gồm các lĩnh vực sau:
- Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý an toàn thực phẩm;
- Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Tăng cường năng lực công tác quản lý an toàn thực phẩm;
- Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
Quy trình đánh giá công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Quyết định 4070/QĐ-BNN-QLCL năm 2015, quy trình đánh giá, chấm điểm, thẩm định và xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo 05 bước như sau:
Bước 1: Tự đánh giá, chấm điểm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm trong năm và hoàn thiện hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Gửi hồ sơ kết quả tự đánh giá, chấm điểm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ gồm có:
- Văn bản báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Phụ lục kết quả tự đánh giá, chấm điểm theo hướng dẫn nêu tại phụ lục của Quy định này, kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan.
Bước 3: Thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm
Việc thẩm định kết quả chấm điểm được thực hiện bởi Hội đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
Sau khi nhận được hồ sơ tự đánh giá, chấm điểm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của địa phương.
Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế tại địa phương.
Bước 4: Hồ sơ trình Bộ phê duyệt kết quả xếp hạng
Căn cứ biên bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kết quả xếp hạng. Hồ sơ trình Bộ bao gồm:
- Tờ trình về kết quả thẩm định và đề xuất xếp hạng;
- Bảng tổng hợp tự chấm điểm của địa phương và kết quả thẩm định, xếp hạng của Hội đồng.
Bước 5: Phê duyệt kết quả xếp hạng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ ban hành văn bản thông báo kết quả xếp hạng địa phương về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và đăng tải trên trang website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?