Chức năng của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong quy hoạch xây dựng, kiến trúc là gì?
Chức năng của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
Điều 1 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về chức năng của Bộ Xây dựng như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Quy hoạch xây dựng, kiến trúc;
+ Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị;
+ Hạ tầng kỹ thuật; nhà ở;
+ Công sở;
+ Thị trường bất động sản;
+ Vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Chức năng của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong quy hoạch xây dựng, kiến trúc là gì?
Khoản 5 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong quy hoạch xây dựng, kiến trúc như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc:
a) Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định;
c) Ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc;
d) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quản lý không gian theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc (gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), kiến trúc đô thị và nông thôn.
...
Theo quy định nêu trên, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong quy hoạch xây dựng, kiến trúc gồm:
- Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định;
- Ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc;
- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành;
- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quản lý không gian theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc (gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), kiến trúc đô thị và nông thôn.
Những tổ chức nào trong Bộ Xây dựng có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Điều 3 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về các tổ chức trong Bộ Xây dựng có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ
1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
2. Vụ Vật liệu xây dựng.
3. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Hợp tác quốc tế
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Văn phòng.
9. Thanh tra.
10. Cục Kinh tế xây dựng.
11. Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
12. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
13. Cục Phát triển đô thị.
14. Cục Hạ tầng kỹ thuật.
15. Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
16. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
17. Báo Xây dựng.
18. Tạp chí Xây dựng.
19. Trung tâm Thông tin.
Các đơn vị từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị từ khoản 16 đến khoản 19 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
...
Theo đó, các tổ chức trong Bộ Xây dựng có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
- Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
- Vụ Vật liệu xây dựng.
- Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Kinh tế xây dựng.
- Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
- Cục Phát triển đô thị.
- Cục Hạ tầng kỹ thuật.
- Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Gói thầu tổ chức tham quan du lịch sử dụng ngân sách nhà nước dưới 1 tỷ có được chỉ định thầu?