Ban hành Thông tư quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc Bộ Xây dựng?
- Ban hành Thông tư quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc Bộ Xây dựng?
- Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm những vị trí nào?
- Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm những vị trí nào?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành xây dựng bao nhiêu năm một lần?
Ban hành Thông tư quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc Bộ Xây dựng?
Ngày 03/10/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BXD quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng.
Theo đó, Thông tư 08/2023/TT-BXD sẽ áp dụng đối với:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương.
Ban hành Thông tư quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc Bộ Xây dựng? (Hình từ Internet)
Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm những vị trí nào?
Tại Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BXD có quy định về danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm:
(1) Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng:
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc đủ điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các tổ chức thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên cho các cá nhân thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.
(2) Thẩm định dự án xây dựng:
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh;
- Thẩm định, thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
(3) Quản lý quy hoạch xây dựng:
- Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng;
- Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
(4) Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng:
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình xây dựng; cho ý kiến về các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp.
Danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm những vị trí nào?
Tại Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BXD có quy định danh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi như sau:
(1) Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng:
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới công trình; cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình; cấp giấy phép di dời công trình;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
(2) Thẩm định dự án xây dựng:
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh;
- Thẩm định, thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
(3) Quản lý quy hoạch xây dựng:
- Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng;
- Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
(4) Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng:
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình xây dựng; cho ý kiến về các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp.
(5) Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành xây dựng bao nhiêu năm một lần?
Tại Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BXD có quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức công tác tại các vị trí quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này là từ đủ 03 năm đến 05 năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm cấp có thẩm quyền ban hành văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành xây dựng là từ đủ 03 năm đến 05 năm/lần.
Lưu ý: Thông tư 08/2023/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/11/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?