Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào?
- Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào?
- Chính phủ có trách nhiệm gì đối với Quốc hội?
- Thường kỳ mỗi tháng Chính phủ sẽ họp theo hình thức nào?
- Quyết định của Chính phủ được quy định như thế nào nếu ý kiến biểu quyết của thành viên Chính phủ là ngang nhau?
Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 26 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quan hệ của Chính phủ quy định như sau:
Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
1. Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội xây dựng quy chế phối hợp công tác.
3. Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tham gia ý kiến.
4. Chính phủ thường xuyên thông báo cho Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương quan trọng của Chính phủ liên quan đến nhiều tầng lớp Nhân dân.
5. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Nhân dân, động viên, tổ chức Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức.
6. Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Như vậy, quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như sau:
- Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội xây dựng quy chế phối hợp công tác.
- Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tham gia ý kiến.
- Chính phủ thường xuyên thông báo cho Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương quan trọng của Chính phủ liên quan đến nhiều tầng lớp Nhân dân.
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Nhân dân,
+ Động viên, tổ chức Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức.
- Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính phủ có trách nhiệm gì đối với Quốc hội?
Tại Điều 27 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định trách nhiệm của Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần.
Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Như vậy, trách nhiệm của Chính phủ đối với Quốc hội bao gồm những việc sau:
(1) Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần.
Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thường kỳ mỗi tháng Chính phủ sẽ họp theo hình thức nào?
Tại Điều 44 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định hình thức hoạt động của Chính phủ như sau:
Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Như vậy, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
Quyết định của Chính phủ được quy định như thế nào nếu ý kiến biểu quyết của thành viên Chính phủ là ngang nhau?
Tại Điều 46 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quyết định của chính phủ nếu ý kiến biểu quyết của các thành viên Chính phủ ngang nhau như sau:
Phiên họp của Chính phủ
1. Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
2. Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ.
3. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Như vậy, nếu ý kiến biểu quyết của thành viên Chính phủ là ngang nhau thì quyết định của Chính phủ sẽ thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?