Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự? Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không?

Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự? Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không?- Câu hỏi của anh Huy (Quãng Ngãi)

Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự?

Tại Điều 8 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự như sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự
1. Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự.

Như vậy, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự do Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, còn việc tổ chức thực hiện do Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện.

Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự? Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không?

Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự? Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không? (Hình từ Internet)

Phổ biến pháp luật, giáo dục công dân; phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 12 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định phổ biến pháp luật, giáo dục công dân; phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân như sau:

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân phải xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân theo các giai đoạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

+ Ngay sau khi được đưa đến chấp hành án phạt tù, phạm nhân được phổ biến, học tập:

++ Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân;

++ Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; các quy định về đồ vật được đưa vào sử dụng và đồ vật cấm đưa vào nơi chấp hành án phạt tù;

++ Quy định nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử của phạm nhân; các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù; các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế;

++ Chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân; chế độ sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách báo, vui chơi giải trí; gặp thân nhân, nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại; một số nội dung về giá trị đạo đức, kỹ năng sống.

Thời gian học tập, phổ biến từ 04 đến 06 ngày;

+ Sau khi biên chế về các đội (tổ), phạm nhân được phổ biến, học tập:

++ Các quy định về chính sách hình sự của Việt Nam; tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện, miễn chấp hành án phạt tù;

++ Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng miễn dịch ở người, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... và một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống.

Thời gian học tập, phổ biến bố trí một ngày trong tuần;

+ Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được phổ biến, học tập:

++ Các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm;

++ Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống; tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý.

Thời gian học tập, phổ biến từ 05 đến 07 ngày trong khoảng thời gian 02 tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, ngoài các nội dung chương trình học tập quy định tại khoản 1 Điều này, còn được học tập, phổ biến: Luật Trẻ em, Luật Thanh niên, Luật Giáo dục... và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lứa tuổi, giới tính.

- Phạm nhân là người nước ngoài được giáo dục, phổ biến pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến các hành vi phạm tội của phạm nhân là người nước ngoài.

Tùy theo mức độ hiểu biết tiếng Việt của phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân có thể được giáo dục, phổ biến bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc phát tài liệu đã dịch cho phạm nhân là người nước ngoài nghiên cứu, học tập;

Khuyến khích phạm nhân tự học tiếng Việt qua đó có thể tự nghiên cứu, học tập chương trình, nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân như các phạm nhân khác.

Nội dung, tài liệu học tập về giáo dục pháp luật, giáo dục công dân có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước mà phạm nhân mang quốc tịch.

- Việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân bị khiếm thính, khiếm thị, bị câm, ốm đau, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, ốm đau, bệnh tật thường xuyên hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần, do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định đối với từng trường hợp.

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin cho phạm nhân về:

+ Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các sự kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước và của địa phương.

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục cải tạo phạm nhân, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

- Ngoài thời gian lao động, học tập, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, giam giữ và lứa tuổi của phạm nhân.

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với lứa tuổi.

- Tài liệu học tập, giảng dạy của chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng biên soạn.

Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không?

Tại Điều 31 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ học tập, học nghề của phạm nhân như sau:

Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân
1. Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
3. Chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân do Chính phủ quy định.

Như vậy, phạm nhân chưa biết chữ sẽ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Thi hành án hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy triệu tập của cơ quan công an có hiệu lực bao lâu? Những ai có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của công an?
Hỏi đáp pháp luật
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa?
Hỏi đáp Pháp luật
Di lý tội phạm là gì? Đối tượng nào sẽ bị áp giải thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ thuộc Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng làm công tác lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp đặc thù bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào trả lại tài sản cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại khi Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quy định việc phối hợp về thi hành án hình sự tại cộng đồng năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự có thể bị khiếu nại, kiến nghị trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự? Phạm nhân chưa biết chữ có được học văn hóa để xóa mù chữ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án hình sự
Lương Thị Tâm Như
805 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào