Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa?
- Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa?
- Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân trong bảo vệ phiên tòa được quy định như thế nào?
- Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an tham gia bảo vệ phiên tòa được quy định như thế nào?
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa?
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa được quy định tại Điều 18 Thông tư 13/2016/TT-BCA như sau:
Điều 18. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân
1. Lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là lực lượng nòng cốt trong thực nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi được phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải chủ động có kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
2. Cán bộ, chiến sĩ của lực lượng khác trong Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ phối hợp bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm thực hiện và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa.
Theo đó, lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là lực lượng nòng cốt trong thực nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi được phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải chủ động có kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân trong bảo vệ phiên tòa được quy định như thế nào?
Điều 17 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân trong bảo vệ phiên tòa như sau:
Điều 17. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân
1. Là mối quan hệ hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia bảo vệ phiên tòa; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa là trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân, trong đó lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là nòng cốt; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm thực hiện và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa.
2. Công an các đơn vị, địa phương khi được phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải chủ động có kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ thực hiện theo yêu cầu của chỉ huy phiên tòa đảm bảo an toàn phiên tòa và đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa là trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân, trong đó lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là nòng cốt; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm thực hiện và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa.
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa? (Hình từ Internet)
Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an tham gia bảo vệ phiên tòa được quy định như thế nào?
Điều 16 Thông tư 13/2016/TT-BCA được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 117/2020/TT-BCA quy định về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an tham gia bảo vệ phiên tòa như sau:
Điều 16. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an tham gia bảo vệ phiên tòa
1. Khi có vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người hoặc nhiều cơ quan thì người hoặc cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm giải quyết vụ việc, sau đó chuyển giao cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Khi có vụ việc xảy ra mà trách nhiệm giải quyết ở mỗi giai đoạn khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác nhau thì các cơ quan cùng bàn bạc thống nhất giải quyết.
Như vậy, khi có vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người hoặc nhiều cơ quan thì người hoặc cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm giải quyết vụ việc, sau đó chuyển giao cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?