Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ, phạm nhân phải thực hiện các hoạt động gì?
Phạm nhân phải thực hiện những hoạt động gì khi ra vào cổng cơ sở giam giữ?
Điều 4 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP quy định về thể hiện quy định khi ra vào cổng cơ sở giam giữ đối với phạm nhân như sau:
Ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân
Khi ra, vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam, phạm nhân phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ (đội) với cán bộ có trách nhiệm. Nếu đi theo tổ (đội) dưới 10 người thì đi một hàng dọc, cầm mũ, nón ở tay phải; nếu từ 10 người trở lên thì đi thành hai hàng dọc, hàng bên phải cầm mũ, nón ở tay phải, hàng bên trái cầm mũ, nón ở tay trái; Tổ (đội) trưởng phạm nhân phải báo cáo rõ tên tổ (đội), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Theo đó, phạm nhân khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ (đội) với cán bộ có trách nhiệm.
Trường hợp phạm nhân đi theo tổ (đội) dưới 10 người thì đi một hàng dọc, cầm mũ, nón ở tay phải; nếu từ 10 người trở lên thì đi thành hai hàng dọc, hàng bên phải cầm mũ, nón ở tay phải, hàng bên trái cầm mũ, nón ở tay trái; Tổ (đội) trưởng phạm nhân phải báo cáo rõ tên tổ (đội), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Phạm nhân phải thực hiện những hoạt động gì khi ra vào cổng cơ sở giam giữ? (Hình từ Internet)
Phạm nhân là người nước ngoài có bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp trong cơ sở giam giữ không?
Điều 5 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP quy định về xưng hô và giao tiếp trong cơ sở giam giữ như sau:
Xưng hô và giao tiếp
1. Trong giao tiếp, phạm nhân chỉ được dùng tiếng Việt, trừ trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; trong học tập, lao động, học nghề, hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, sinh hoạt tập thể phạm nhân xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”. Ngoài ra, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, họ hàng, phạm nhân xưng hô, giao tiếp, ứng xử với nhau cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc, phạm nhân phải đứng nghiêm cách xa từ 5m đến 7m, bỏ mũ, nón, cầm ở tay phải và nói: “Chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”. Nếu tổ (đội) phạm nhân gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc, thì Tổ (đội) trưởng phạm nhân hô tất cả đứng nghiêm, bỏ mũ, nón, cầm ở tay phải và thay mặt tập thể phạm nhân “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”.
Pháp luật quy định, với phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt thì có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, không bắt buộc phải dùng tiếng Việt để giao tiếp trong cơ sở giam giữ.
Vậy, phạm nhân là người nước ngoài không bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong cơ sở giam giữ.
Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ được quy định như thế nào?
Điều 7 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP quy định về đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ như sau:
Đồ dùng và tư trang
1. Phạm nhân được sử dụng và đưa vào buồng giam quần áo, chăn, màn, chiếu, khăn mặt, dép do cơ sở giam giữ cấp và 01 gối vải cá nhân, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cốc nhựa, lược nhựa; tranh, ảnh, sách, báo đã được kiểm duyệt, sử dụng giấy trắng, bút viết theo quy định, kính thuốc gọng nhựa; thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế theo chỉ định của bác sĩ hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; kẹp tóc nhựa, đồ dùng cho vệ sinh phụ nữ (phạm nhân nữ); đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em (nếu có con ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ) và thùng xốp đựng đồ theo quy định. Tư trang và đồ dùng sinh hoạt cá nhân phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ, để và phơi đúng nơi quy định.
2. Phạm nhân chỉ được mặc quần, áo do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp. Quần, áo phạm nhân sử dụng (trừ quần lót và áo lót ba lỗ) có in dòng chữ "PHẠM NHÂN" ở phía trước quần, sau lưng áo; trước ngực trái áo in tên và 7 số cuối của hồ sơ phạm nhân. Khi gặp cán bộ, tham gia học tập, sinh hoạt tập thể, lao động, học nghề, ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam; khi được phép gặp thân nhân hoặc tiếp xúc với khách, người ngoài, phạm nhân phải mặc quần áo dài gọn gàng, sạch sẽ; phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn, phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng. Khi lao động dưới trời mưa phạm nhân được sử dụng áo mưa theo mẫu thống nhất của cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Những tài sản như vàng, bạc, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các loại thẻ ngân hàng, đồng hồ, đồ trang sức; các loại máy móc, thiết bị (trừ những thiết bị y tế để đảm bảo sức khỏe cho phạm nhân theo chỉ định của bác sĩ hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền); căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ; các loại giấy tờ có giá trị khác hoặc quần áo, tư trang (không do cơ sở giam giữ cấp) phải gửi lưu ký cơ sở giam giữ phạm nhân. Nếu phạm nhân có nguyện vọng thì cơ sở giam giữ phạm nhân có thể bàn giao số tài sản trên cho thân nhân phạm nhân (trừ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế của phạm nhân để thực hiện quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật).
Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP.
*Lưu ý: Thông tư 89/2022/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 01 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?