Một số cách nhận biết tiền giả dịp Tết Nguyên đán? Pháp luật quy định như thế nào về đồng tiền Việt Nam?

Xin hỏi tiền giả là gì? Một số cách nhận biết tiền giả dịp Tết Nguyên đán? - Câu hỏi của Thanh Hiếu (Huế)

Đồng tiền Việt Nam trong các quy định pháp luật như thế nào?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tiền Việt Nam như sau:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo đó, tiền được xem là một trong các loại tài sản của công dân.

Tại khoản 3 Điều 55 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 55.
1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.
3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Đơn vị tiền tệ Việt Nam là Đồng Việt Nam.

Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định:

Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

Đơn vị tiền của Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND".

tiền giả

Một số cách nhận biết tiền giả dịp Tết Nguyên đán? Pháp luật quy định như thế nào về đồng tiền Việt Nam? (Hình từ Internet)

Cách nhận biết tiền giả dịp Tết Nguyên đán như thế nào?

Theo quy định Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về tiền giả như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.
2. Tiền giả loại mới là loại tiền giả chưa được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản.
3. Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.
4. Đặc điểm bảo an là những đặc điểm có trên đồng tiền để phân biệt tiền thật, tiền giả.
5. Khách hàng là tổ chức, cá nhân giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Căn cứ quy định trên, những loại tiền không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành mà làm giống như tiền Việt Nam đều là tiền giả.

Một số cách chúng ta có thể kiểm tra thông qua đặc điểm bảo an để phân biệt tiền thật, tiền giả như sau:

- Kiểm tra chất liệu polymer in tiền:

+ Tiền thật: in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao.

Có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã bị rách) sẽ khó rách, khó bai giãn.

+ Tiền giả: chủ yếu được in trên nilon nên không có độ đàn hồi và độ bền như tiền thật.

Khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.

- Soi tờ tiền trước nguồn sáng:

+ Tiền thật: hình bóng chìm bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền: nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, đường nét tinh xảo và sáng trắng.

Nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.

+ Tiền giả: hình bóng chìm chỉ là hình ảnh không tinh xảo; hình không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

Người phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.

Căn cứ quy định trên, người phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 là năm con gì? Tết Nguyên đán năm 2025 rơi vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2025? Tết 2025 năm con gì? Tết 2025 bắn pháo hoa vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn sự 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2024 từ tháng 01 đến tháng 12 đầy đủ và chi tiết nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch dương 2024 đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 tháng Chạp 2024 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Tạ Thị Thanh Thảo
643 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tết nguyên đán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào