Cho hỏi mẫu đề cương báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính được quy định như thế nào?
- Nội dung yêu cầu báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
- Mẫu đề cương báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Nội dung yêu cầu báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về nội dung yêu cầu báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Đánh giá công tác quản lý, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương, trong đó nêu rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
b) Đánh giá kết quả thực hiện các đề án được giao trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (nếu có); kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương.
c) Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó nêu rõ chỉ đạo, điều hành trọng tâm, nổi bật; ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; bài học kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị phương hướng, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Theo đó, nội dung yêu cầu báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Đánh giá công tác quản lý, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương, trong đó nêu rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; Đánh giá kết quả thực hiện các đề án được giao trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (nếu có); kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương.
Cho hỏi mẫu đề cương báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-VPCP lần lượt quy định về tần suất thực hiện, thời gian chốt số liệu, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo như sau:
2. Tần suất thực hiện báo cáo: 06 tháng và hằng năm.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ.
4. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tình gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ theo thời hạn quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ.
Trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, xây dựng Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Chính phủ thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, tháng 12 hằng năm.
Mẫu đề cương báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về mẫu đề cương báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
A. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đánh giá công tác quản lý, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương
Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương; nêu rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
2. Đánh giá kết quả thực hiện các đề án được giao trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (nếu có) (theo Biểu số I.01/VPCP/TH Phụ lục I); kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương (theo Biểu số 102/VPCP/TH Phụ lục I).
Riêng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống kê nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan thực hiện liên quan đến địa phương mình nhưng chưa được các bộ, cơ quan triển khai thực hiện, cần đôn đốc (theo Biểu số I.03/VPCP/TH Phụ lục I).
3. Chi tiết tình hình thực hiện nhiệm vụ theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chương trình làm việc của Bộ chính trị, Ban Bí thư và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản mật (theo Biểu số I.04/VPCP/TH Phụ lục I): Tổng hợp, duyệt và gửi theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó nêu rõ chỉ đạo, điều hành trọng tâm, nổi bật; ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nguyên; bài học kinh nghiệm.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
Đề xuất, kiến nghị phương hướng, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 6 tháng cuối năm hoặc năm tiếp theo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?