Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào? Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?

Tại Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 110/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP quy định Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này; Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa.

Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Tại Điều 12 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiểm tra các hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 13 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Tại Điều 14 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị nhận dạng tự động.

Tại Điều 15 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Bộ Công an chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiểm tra các hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và xử lý các hành vi vi phạm. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị nhận dạng tự động. Bộ Y tế ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Tại Điều 16 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.
2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như thế nào?

Tại Điều 18 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa.

Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải
3,874 lượt xem
Kinh doanh vận tải
Đường thủy nội địa
Điều kiện kinh doanh
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Vận tải đường thuỷ nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 64/2024/TT-BGTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị cấp phù hiệu kinh doanh vận tải áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có niên hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
03 phương thức tính cước taxi từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại 90% số tiền vé khi từ chối chuyến trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về màu sơn của xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh như thế nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào