Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại 90% số tiền vé khi từ chối chuyến trong trường hợp nào?
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại 90% số tiền vé khi từ chối chuyến trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe như sau:
Điều 16. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe
1. Yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã công bố và niêm yết.
2. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.
[...]
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Điều 14. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
[...]
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
[...]
Theo đó, thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km;
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại 90% số tiền vé khi từ chối chuyến trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí thiết lập tuyến cố định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, thì tiêu chí thiết lập tuyến cố định như sau:
[1] Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
[2] Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
[3] Có mã số tuyến vận tải hành khách cố định
- Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố nơi đi, nơi đến; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến.
Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước tỉnh, thành phố có mã số lớn; bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số lớn;
- Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến.
Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: mã số tỉnh, thành phố; bến xe khách có mã số nhỏ; bến xe khách có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt vào cuối của dãy số.
[4] Có thời gian giãn cách giữa các chuyến xe và tổng lưu lượng của tuyến
- Thời gian giãn cách giữa các chuyến xe tại bến xe phải được xác định trên cơ sở thống nhất của hai Sở Giao thông vận tải.
Sở Giao thông vận tải nơi có đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký khai thác lấy ý kiến thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia;
- Tổng lưu lượng của tuyến cố định phải được xác định bằng tổng số chuyến trên tháng; đối với tuyến có nhiều hành trình thì phải xác định lưu lượng cho từng hành trình.
Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định như sau:
Điều 6. Tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
1. Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
b) Biển chỉ dẫn điểm dừng đón, trả khách áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
c) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương để xác định.
[...]
Theo đó, tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định như sau:
- Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
- Biển chỉ dẫn điểm dừng đón, trả khách áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
- Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương để xác định.
Lưu ý, Thông tư 36/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?