Mục tiêu trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
- Quy định về mục tiêu trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về nội dung giáo dục khái quát môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
- Quy định về việc phân bổ mạch nội dung giáo dục môn tự nhiên và xã hội theo các kì học trong Chương trình xóa mù chữ?
Quy định về mục tiêu trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học viên tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
2. Mục tiêu giai đoạn 1
Môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giúp học viên
- Hình thành và phát triển được: tình yêu, tự hào về thiên nhiên, quê hương; yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô và những người khác; đức tính chăm chỉ và trung thực; tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ tài sản.
- Trình bày được ở mức độ đơn giản về một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khỏe và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,... bằng các hình thức biểu đạt khác nhau.
- So sánh, lựa chọn, phân loại được một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản và quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khỏe của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.
- Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội nhằm góp phần hình thành, phát triển ở học viên tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
Quy định về mục tiêu trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ? (Hình từ Internet)
Quy định về yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ như sau:
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về phẩm chất
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người học phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Về năng lực
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người học năng lực chung và năng lực đặc thù theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học
Các thành phần của năng lực khoa học bao gồm nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
- Về phẩm chất
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người học phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Về năng lực
+ Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người học năng lực chung và năng lực đặc thù theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học
+ Các thành phần của năng lực khoa học bao gồm nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
Quy định về nội dung giáo dục khái quát môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục khái quát môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Nội dung giáo dục khái quát môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ được quy định chi tiết tại Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT.
Quy định về việc phân bổ mạch nội dung giáo dục môn tự nhiên và xã hội theo các kì học trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về việc phân bổ mạch nội dung giáo dục môn tự nhiên và xã hội theo các kì học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
...
2. Phân bổ mạch nội dung theo các kì học
Nội dung giáo dục môn tự nhiên và xã hội theo các kì học trong Chương trình xóa mù chữ gồm các chủ đề như gia đình; cộng đồng địa phương; thực vật và động vật; con người và sức khỏe; trái Đất và bầu trời được phân bổ vào kỳ 2 và kỳ 3 trong giáo dục Chương trình xóa mù chữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?