Chuyên đề học tập trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?

Quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ? Quy định về phân bố nội dung môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 1 Chương trình xóa mù chữ? Mong anh/chị tư vấn!

Quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ?

Tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục môn tóan Chương trình xóa mù chữ như sau:

Giai đoạn 2, học viên được chọn 2 trong 3 chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm:

- Tăng cường một số ứng dụng của toán học trong một số vấn đề liên quan tới cuộc sống hằng ngày của học viên như: giáo dục tài chính, thống kê trong đời sống, ....

- Củng cố thêm một số kiến thức và kỹ năng toán học khi vận dụng trong thực tiễn, công việc của học viên.

- Tạo cơ hội cho học viên nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán; phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời.

Quy định về phân bố nội dung môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 2 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về phân bố nội dung môn toán ở các kỳ trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Các chủ đề

Kỳ

1

2

3

4

5

Số tự nhiên

x

x

x

x

x

Phân số

 

 

 

x

x

Số thập phân

 

 

 

 

x

Ước lượng và làm tròn số

 

x

x

x

x

Tỉ số. Tỉ số phần trăm

 

 

 

 

x

Biểu thức

 

 

x

x

x

Hình phẳng và hình khối trong thực tiễn

x

x

x

x

x

Độ dài

x

x

x

x

x

Số đo góc

 

 

 

x

 

Chu vi. Diện tích

 

 

x

x

x

Dung tích. Thể tích

 

x

x

 

x

Khối lượng

 

x

x

x

 

Nhiệt độ

 

 

x

 

 

Thời gian

x

x

x

x

x

Vận tốc

 

 

 

 

x

Tiền tệ

 

x

x

x

x

Một số yếu tố thống kê

 

x

x

x

x

Một số yếu tố xác suất

 

x

x

x

x

Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn tóan ở kỳ 1 Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn tóa ở kỳ 1 Chương trình xóa mù chữ như sau:

KỲ 1

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

Số tự nhiên

Số tự nhiên

Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.

- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.

So sánh các số trong phạm vi 100

Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).

Các phép tính với số tự nhiên

Phép cộng, phép trừ

- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 100.

- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

Tính nhẩm

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10, phạm vi 20.

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng trừ

- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Hình phẳng và hình khối

Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

- Nhận dạng được hình vuông hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Nhận dạng được khối lập phương khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản

Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Đo lường

Đo lường

Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.

- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.

- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.

 

Thực hành đo đại lượng

- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).

- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thúy Nhàn
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào