Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có cấu trúc như thế nào?
1. Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu?
Tại Phụ lục I.3 thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần 1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1.1. Mục tiêu.
1.2. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp.
1.3. Căn cứ và dữ liệu sử dụng.
Phần 2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.3. Các đặc trưng của khu vực, đối tượng đánh giá.
Phần 3. PHÂN TÍCH KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ
3.1. Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu:
3.1.1. Thay đổi khí hậu trong quá khứ;
3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu.
3.2. Phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội và các tài liệu khác có liên quan:
3.2.1. Mục tiêu, định hướng phát triển trong tương tai của khu vực, lĩnh vực đánh giá;
3.2.2. Nội dung, phạm vi không gian về kế hoạch phát triển trong tương lai liên quan đến đối tượng đánh giá.
Phần 4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
4.1.1. Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội;
4.1.2. Ảnh hưởng ngắn hạn, dài hạn đối với hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội.
4.2. Đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu:
4.2.1. Các hiểm họa;
4.2.2. Mức độ phơi bày;
4.2.3. Mức độ nhạy cảm;
4.2.4. Khả năng thích ứng;
4.2.5. Tính dễ bị tổn thương và các rủi ro.
4.3. Đánh giá tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu:
4.3.1. Tổn thất, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế trong quá khứ;
4.3.2. Ước tính tổn thất, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế trong tương lai.
4.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
5.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC
PHỤ LỤC
2. Mẫu báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực trong tác động của biến đổi khí hậu?
Theo Phụ lục II.1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
PHỤ LỤC II.1
MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP LĨNH VỰC
(1)
-------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------(được đóng dấu treo của cơ quan thẩm định)
(địa danh), ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CẤP LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ …
NĂM 20..I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực: mô tả tóm tắt về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tính toán, các tiêu chí giám sát và kết quả thực hiện.
2. Thông tin về việc tổ chức thực hiện và tổ chức giám sát các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: mô tả chi tiết về quá trình tổ chức thực hiện và tổ chức giám sát các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Phân tích tính phù hợp của chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực.
b) Đánh giá độ tin cậy, tính đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính trong k kế hoạch của lĩnh vực.
c) Đánh giá kịch bản phát triển thông thường trong k kế hoạch.
d) Kết quả kiểm tra phương pháp định lượng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
đ) Đánh giá độ tin cậy, độ không chắc chắn của kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
e) Đánh giá tính bổ sung của các chính sách, biện pháp quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực.
g) Phân tích, xác định khả năng tính hai lần đối với kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực.
g) Xác nhận kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính định lượng của lĩnh vực theo các năm trong k kế hoạch (xác nhận kết quả của từng biện pháp và của toàn bộ lĩnh vực).
2. Đánh giá báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực
TT
Tiêu chí đánh giá
Phù hợp / Có
Không phù hợp / Không
1
Hình thức báo cáo
Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
2
Nội dung báo cáo
2.1
Sự đầy đủ của thông tin về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
2.2
Sự phù hợp của chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
2.3
Sự phù hợp của phương pháp định lượng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
2.4
Sự phù hợp của hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
III. Kết luận và kiến nghị
3. Mẫu báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở trong tác động của biến đổi khí hậu?
Căn cứ Phụ lục II.1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
PHỤ LỤC II.2
MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP CƠ SỞ
(1)
-------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Số: ……
V/v báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2)(địa danh), ngày … tháng … năm …
Kính gửi: (2).
(1) nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2) kèm theo Văn bản số … ngày … tháng … năm … của (2). Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, (1) thông báo về kết quả thẩm định như sau:
1. Thông tin chung
a) Thông tin về tổ chức thực hiện thẩm định (tên tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử).
b) Thời gian thực hiện thẩm định tại cơ sở.
c) Thời gian thực hiện lấy mẫu đại diện (nếu cần thiết) tại cơ sở.
2. Về các nội dung thực hiện thẩm định
a) Các ranh giới và phạm vi hoạt động của (2).
b) Cơ sở hạ tầng, công nghệ và toàn bộ quá trình hoạt động của (2).
c) Các nguồn phát thải khí nhà kính, bể hấp thụ khí nhà kính và các loại khí nhà kính của (2).
d) Mức phát thải khí nhà kính dự kiến của (2) khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
đ) Các công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được thực hiện.
e) Phương pháp xác định mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
g) Độ tin cậy, độ không chắc chắn của mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2).
h) Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính áp dụng tại (2).
3. Đánh giá kết quả tính toán mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2)
a) Phương pháp xác định mức phát thải dự kiến khi không áp dụng các công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hệ số phát thải được áp dụng.
b) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2).
c) Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đạt được trong giai đoạn … của (2).
d) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở và hạn ngạch phát thải khí nhà kính được cấp cho (2).
3. Các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện trong báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2)
a) Về kết quả mức nhẹ giảm phát thải khí nhà kính.
b) Về việc xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ đã được trình bày trong báo cáo giảm phát thải khí nhà kính.
c) Về phương pháp tính toán mức giảm phát thải khí nhà kính, hệ số phát thải đã được áp dụng.
d) Về phương pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính.
đ) Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính.
4. Đề nghị (2)
4.1. Trường hợp cần phải chỉnh sửa, bổ sung:
Đề nghị (2) chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình; hoàn thiện báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của (2) theo nội dung nêu trên và gửi Thông báo này kèm theo báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
4.2. Trường hợp không cần phải chỉnh sửa bổ sung:
Đề nghị (2) gửi báo cáo này kèm theo báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
(1) thông báo để (2) biết và thực hiện./.
GIÁM ĐỐC (3)
(ký, ghi họ tên, chức vụ, đóng dấu)Ghi chú:
(1) Tên đơn vị thẩm định;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu đơn vị thẩm định (1).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?