Quy định về tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư như thế nào?
- Tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như thế nào?
- Thành viên tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như thế nào?
- Đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư xử lý, xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
-
- Đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm như thế nào?
Tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 09/01/2023) tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như sau:
1. Tổ trưởng tổ kiểm tra
a) Chào thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá, xưng danh tổ kiểm tra của lực lượng Kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển;
b) Thông báo nội dung kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá;
c) Yêu cầu thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của tổ kiểm tra. Nội dung kiểm tra, kiểm soát theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
d) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn thuyền viên và người làm việc trên tàu cá những điểm cần lưu ý khi hoạt động trên biển, tuyên truyền phổ biến pháp luật về thủy sản;
e) Thông báo kết quả kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá trước khi rời tàu cá;
g) Báo cáo Trưởng đoàn tuần tra kết quả kiểm tra, kiểm soát trên tàu cá.
Theo đó, tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như sau:
- Chào thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá, xưng danh tổ kiểm tra của lực lượng Kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển;
- Thông báo nội dung kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá;
- Yêu cầu thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của tổ kiểm tra. Nội dung kiểm tra, kiểm soát theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật;
Quy định về tổ trưởng tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 09/01/2023) thành viên tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư được quy định như sau:
...
2. Thành viên tổ kiểm tra
a) Tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nội dung theo sự phân công của Tổ trưởng;
b) Cảnh giới, quan sát mọi diễn biến xảy ra trong quá trình kiểm tra, kiểm soát trên tàu cá;
c) Báo cáo Tổ trưởng kết quả kiểm tra, kiểm soát.
Như vậy, thành viên tổ kiểm tra trên biển của lực lượng kiểm ngư tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nội dung theo sự phân công của Tổ trưởng, cảnh giới, quan sát mọi diễn biến xảy ra trong quá trình kiểm tra, kiểm soát trên tàu cá và báo cáo Tổ trưởng kết quả kiểm tra, kiểm soát.
Đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư xử lý, xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 09/01/2023) quy định đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư xử lý, xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đoàn tuần tra tiến hành xử lý, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 09/01/2023) quy định đoàn tuần tra trên biển của lực lượng kiểm ngư tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm như sau:
Trường hợp tàu cá vi phạm phải tổ chức dẫn giải để xác minh, xử lý hành vi vi phạm hoặc phục vụ hoạt động điều tra, quy trình dẫn giải tàu cá được thực hiện như sau:
1. Trưởng đoàn tuần tra quyết định việc dẫn giải tàu cá vi phạm:
a) Quyết định thành phần, tàu, xuồng Kiểm ngư để dẫn giải;
b) Quyết định biện pháp, đội hình, cự ly dẫn giải;
c) Phân công thành viên quan sát, cảnh giới và giám sát trong suốt quá trình dẫn giải;
d) Thông báo lý do dẫn giải, vị trí, tọa độ tàu cá được dẫn giải đến cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá vi phạm;
đ) Yêu cầu thuyền trưởng và các thành viên khác trên tàu cá vi phạm chấp hành việc dẫn giải tàu cá về địa điểm đã được thông báo;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, tang vật, tàu cá vi phạm trong quá trình dẫn giải;
g) Giữ thông tin liên lạc, kịp thời báo cáo với cấp trên các tình huống phát sinh.
2. Các biện pháp dẫn giải tàu cá vi phạm
a) Thuyền trưởng tàu cá tự đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra;
b) Sử dụng phương tiện tuần tra để đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?