Ai có thẩm quyền tạm dừng thi công công trình xây dựng khi có vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng?
- Cơ quan có thẩm quyền tạm dừng thi công công trình xây dựng khi có vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng thuộc về ai?
- Ai ra quyết định tạm dừng thi công công trình xây dựng do vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng?
- Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thuộc về ai?
Cơ quan có thẩm quyền tạm dừng thi công công trình xây dựng khi có vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng thuộc về ai?
Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Thông tư 174/2021/TT-BQP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng như sau:
3. Tạm dừng thi công xây dựng công trình, tạm dừng sử dụng máy, thiết bị: Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn làm ảnh hưởng đến công trình, công trình lân cận và cộng đồng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp được quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trong phạm vi quản lý. Sau khi khắc phục xong tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định, chủ đầu tư báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dừng thi công để kiểm tra và quyết định cho phép tiếp tục thi công.
Theo quy định trên, quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trong phạm vi quản lý chia theo phân cấp thuộc quyền Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Ai có thẩm quyền tạm dừng thi công công trình xây dựng khi có vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng? (Hình từ Internet)
Ai ra quyết định tạm dừng thi công công trình xây dựng do vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng?
Theo Khoản 2 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau:
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.
Theo đó, khi có sự cố xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tạm dừng thi công công trình. Như vậy, bạn có thể thấy cơ quan tạm dừng thi công xây dựng công trình khi xảy ra sự cố khác với cơ quan có thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình do vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thuộc về ai?
Tại Khoản 4 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng như sau:
4. Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
b) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Như vậy, tùy thuộc vào sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình hay khai thác, sử dụng công trình thì chủ đầu tư hay chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?