Việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do cơ quan nào thực hiện?
- Cơ quan kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong?
- Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như thế nào?
- Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong?
Cơ quan kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) quy định cơ quan kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
1. Cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong (bao gồm: cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến) xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (sau đây gọi chung là cơ sở xuất khẩu).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đây được gọi chung là Cơ quan kiểm tra, giám sát.
Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.
Việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
1. Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Nội dung Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát
a) Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra, giám sát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Cục Thú y chủ trì xây dựng dự toán, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí kinh phí để tổ chức triển khai Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong được quy định như trên.
Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:
1. Phòng thử nghiệm tham gia Chương trình giám sát
a) Phòng thử nghiệm trực thuộc Cục Thú y tham gia triển khai Chương trình giám sát mật ong xuất khẩu: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; sử dụng các phép thử phải được phê duyệt phương pháp theo quy định;
b) Phòng thử nghiệm không thuộc quy định tại điểm a khoản này: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu giám sát của kế hoạch giám sát hằng năm được phê duyệt.
2. Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu
a) Trưởng đoàn: là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan kiểm tra, giám sát hoặc Lãnh đạo đơn vị được Cơ quan kiểm tra, giám sát phân công chủ trì thực hiện Chương trình giám sát;
b) Thành viên: có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; đã tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, thẩm định và khóa tập huấn kiểm tra, thẩm định do Cục Thú y tổ chức;
c) Người lấy mẫu: có chuyên môn về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; có giấy chứng nhận tham gia tập huấn có nội dung về lấy mẫu do Cục Thú y tổ chức.
Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?