Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc là gì?
- Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như sau:
a) Đảm bảo việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy trình quy định tại Luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
b) Thực hiện công bố thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng và phối hợp với Văn phòng Ủy ban Dân tộc trong các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về tiến độ.
d) Chịu trách nhiệm trong suốt quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đến lúc ban hành, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật và sau khi Thông tư được ban hành.
đ) Trong trường hợp cần thiết, có thể lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản có nội dung phức tạp hoặc có yếu tố kỹ thuật chuyên ngành trong quá trình lập đề nghị và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và có trách nhiệm giải trình ý kiến của chuyên gia được lấy ý kiến.
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm đảm bảo việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Chịu trách nhiệm trong suốt quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đến lúc ban hành, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật và sau khi Thông tư được ban hành....
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Theo khoản 2 Điều 39 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về việc đảm bảo thời hạn, chất lượng tham giá ý kiến về mặt pháp lý đối với đề nghị xây dựng, hồ sơ dự án, dự thảo và kết quả thẩm định văn bản quy phạm pháp luật mà các đơn vị gửi đến.
b) Hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc báo cáo tiến độ; đôn đốc và tổng hợp báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
c) Báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d) Dự thảo báo cáo 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
đ) Làm đầu mối tổng hợp các nhiệm vụ cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Ủy ban Dân tộc gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính lập phương án phân bổ kinh phí và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định giao dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
e) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị.
g) Các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.
Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về việc đảm bảo thời hạn, chất lượng tham giá ý kiến về mặt pháp lý đối với đề nghị xây dựng, hồ sơ dự án, dự thảo và kết quả thẩm định văn bản quy phạm pháp luật mà các đơn vị gửi đến.
Làm đầu mối tổng hợp các nhiệm vụ cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Ủy ban Dân tộc gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính lập phương án phân bổ kinh phí và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định giao dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đơn vị chủ trì soạn thảo...
Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Tại Khoản 3 Điều 39 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như sau:
a) Thẩm định quyết định công bố thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
b) Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính: Công khai thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận, phân công xử lý và theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc quy định tại văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc.
c) Kiểm soát thời hạn có hiệu lực của thông tư trong quá trình phát hành văn bản đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Điều 151 của Luật.
d) Tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.
Văn phòng Ủy ban Dân tộc thẩm định quyết định công bố thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật theo quy định; tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định...
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?