Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào đẹp mong một năm mới an lành, may mắn? NLĐ có được nghỉ hưởng nguyên lương vào rằm tháng Giêng 2025 không?
Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào đẹp mong một năm mới an lành, may mắn? Cần chuẩn bị gì khi cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Rằm tháng Giêng (hay Tết Nguyên Tiêu hoặc Tết Thượng Nguyên), diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác. Đây là dịp để các gia đình thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Tham khảo cúng rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào đẹp mong một năm mới an lành, may mắn - Cần chuẩn bị gì khi cúng Rằm tháng Giêng 2025 dưới đây:
Rằm tháng Giêng 2025 sẽ rơi vào thứ Tư ngày 12/02/2025 dương lịch, thích hợp nhất với nghi lễ cúng Rằm. Theo đó, tham khảo khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 trong ngày này như sau:
- Cúng vào giờ Quý Mão (từ 5h-7h);
- Cúng vào giờ Bính Ngọ (từ 11h-13h);
- Cúng vào giờ Mậu Thân (từ 15h-17h);
- Cúng vào giờ Kỷ Dậu (từ 17h-19h).
Nếu không thể cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch thì cũng có thể cúng vào ngày 14 tháng Giêng (thứ Ba ngày 11/02/2025 dương lịch) với khung giờ đẹp như sau:
- Nhâm Thìn (7h-9h);
- Giáp Ngọ (11h-13h);
- Ất Mùi (13h-15h);
- Mậu Tuất (19h-21h).
Khi thực hiện nghi thức cúng Rằm tháng Giêng 2025 thì nên chuẩn bị như sau:
- Lau dọn, dọn dẹp bàn thờ
Vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng.
- Trang phục khi cúng Rằm tháng Giêng
Khi cúng Rằm tháng Giêng 2025 cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương.
- Chọn nhang hương
Khi chọn nhang hương cúng Rằm tháng Giêng 2025 thì nên chọn loại hương đảm bảo an toàn chất lượng hương không bị ẩm dễ tắt hương khi đang thắp.
Thông tin trên: Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào đẹp mong một năm mới an lành, may mắn? Cần chuẩn bị gì khi cúng Rằm tháng Giêng 2025? Cúng rằm tháng giêng 2025 ngày nào đẹp? Cúng rằm tháng giêng ngày nào đẹp? mang tính tham khảo
Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào đẹp mong một năm mới an lành, may mắn? NLĐ có được nghỉ hưởng nguyên lương vào rằm tháng Giêng 2025 không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào rằm tháng Giêng 2025 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, rằm tháng Giêng 2025 rơi vào thứ Tư ngày 12/02/2025 dương lịch và không phải là các ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo pháp luật lao động.
Thắp hương vào Rằm tháng Giêng 2025 tại lễ hội có bị phạt tiền không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
[...]
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, thắp hương vào rằm tháng Giêng 2025 tại lễ hội không phải là hành vi đương nhiên vi phạm nên không phải mọi hành vi thắp hương sẽ bị phạt tiền.
Chỉ khi thắp hương vào rằm tháng Giêng 2025 tại lễ hội không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Tải về Mẫu đơn đề nghị ký tiếp, gia hạn hợp đồng lao động file Word mới nhất 2025?
- Viettel Post là gì? Viettel Post viết tắt của từ gì? Dịch vụ chuyển phát nhanh chịu thuế suất GTGT 5% hay 10%?
- Vi phạm giao thông trước ngày 01/01/2025 áp dụng mức xử phạt theo quy định cũ hay mới?