Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quy định về di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị văn hoá truyền thống được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác bao gồm tri thức, kỹ năng, tập quán, tri thức dân gian,...

1. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Căn cứ theo Điều 10 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các loại hình sau đây:

- Biểu đạt và truyền thống truyền khẩu gồm các hình thức thể hiện thông tin bằng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký tự và ngữ văn dân gian;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các thực hành thường xuyên, ổn định, thể hiện quan niệm, niềm tin của cộng đồng, thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể;

- Lễ hội truyền thống gồm các thực hành nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan;

- Tri thức dân gian gồm tri thức về tự nhiên và vũ trụ, sức khỏe và đời sống con người, lao động, sản xuất, phòng bệnh, chữa bệnh, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác;

- Nghề thủ công truyền thống gồm các thực hành thủ công bằng tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết, nghệ thuật cùng với công cụ, đồ vật, đồ tạo tác, nguyên vật liệu tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.

Tổng hợp văn bản quy định về di sản văn hóa phi vật thể (Hình ảnh từ Internet)

2. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:

- Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

- Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

- Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

- Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

- Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Tổng hợp văn bản quy định về di sản văn hóa phi vật thể

1

Luật Di sản văn hóa 2024

Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 2 quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

2

Luật di sản văn hóa 2001

Luật di sản văn hóa 2001 có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 3 quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

3

Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009

Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010
Khoản 4 Điều 1 sửa đổi quy định tại Điều 17. Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

4

Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Danh mục của quốc gia).
Điều 4 quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Điều 5 quy định nguyên tắc trong sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể ngoài hoạt động thực hành
Chương 2 quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia

5

Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2021 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Điều 20 quy định xử lý vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa

6

Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghị định 01/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/02/2012
Khoản 3 Điều 2 sửa đổi quy định thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại Nghị định số 98/2010/NĐ-CP

7

Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi

Nghị định 98/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/11/2010 quy định chi tiết việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chương 2 quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

8

Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/08/2010 quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.90.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!